Cửa gỗ công nghiệp có mật độ sợi cao, vật liệu này được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là chất kết dính và phụ gia. Chính vì thế, khối gỗ mịn, nhẵn, đẹp và bền hơn gỗ MDF, MFC. Cốt gỗ công nghiệp HDF có loại chống ẩm màu vàng và siêu chống ẩm màu đen.
MỤC LỤC
Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp
Cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer có cấu tạo gồm:
- Khung cửa: Làm từ gỗ tự nhiên được xử lý chống mối mọt
- Mặt cửa làm bằng tấm cốt gỗ HDF có độ dày từ 3 – 6mm
- Bề mặt dán Veneer do gia chủ tự chọn: Veneer óc chó, Veneer xoan đào, Veneer gỗ sồi, Veneer căm xe…
- Cánh cửa được phun phủ PU theo màu sắc tùy chọn
- Nẹp chỉ nẹp ở góc cạnh cửa, cố định khung bao với tường bê tông.
Cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer thường làm từ cốt HDF vàng chống ẩm. Còn cửa chính, cửa sổ, gia chủ nên chọn cốt HDF đen siêu chống ẩm để hạn chế tối đa tác động của thời tiết.
Ưu điểm cửa gỗ công nghiệp
Cửa gỗ HDF phủ tấm Veneer thuộc dòng cửa cao cấp. Cốt gỗ chiếm đến hơn 85% gỗ tự nhiên. Bề mặt phủ Veneer lạng từ gỗ tự nhiên. Sản phẩm vừa đáp ứng độ bền, vừa đẹp, hợp thẩm mỹ nhưng giá thành chỉ bằng ½ cửa gỗ tự nhiên.
Khả năng chống mối mọt cao vì đã được xử lý bằng chất phụ gia, phun sơn PU. Cánh cửa có trọng lượng nhẹ, giảm tải trọng cho công trình nên tránh tình trạng xệ cánh.
Cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer có khả năng chống ẩm tốt, cách âm, cách nhiệt cao. Cửa đa dạng màu sắc, mang đến sự lựa chọn phong phú cho khách hàng.
Cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer là gì?
Khái niệm cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer
MDF là ván sợi công nghiệp có mật độ sợi trung bình, viết tắt của tên gọi Medium Density Fiberboard. Thành phần cơ bản của gỗ MDF là bột sợi gỗ. Ngoài ra còn có các chất phụ gia, chất chống mối mọt nên độ bền cơ học khá ổn định.
MDF có 2 loại: MDF thường và MDF lõi xanh. Tương tự như HDF, gỗ công nghiệp MDF phù hợp với nhiều bề mặt phủ như: Laminate, Melamine, Acrylic, Veneer… Sử dụng để thi công nhiều đồ dùng nội thất, ngoại thất, cửa đi, cửa sổ…
Cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer là cửa gỗ công nghiệp có bề mặt dán tấm Veneer được từ nhiều loại gỗ tự nhiên quý như: gỗ sồi, óc chó, xoan đào, căm xe…
Trong hai loại thì cốt MDF lõi xanh chống ẩm được ưu ái sử dụng hơn cả để làm cửa thông phòng (cửa nhà tắm, cửa phòng ngủ), cửa chính, cánh cửa tủ. Phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam.
Ngoài cửa, các hạng mục nội thất yêu cầu độ chắc, cứng, chịu tác động trực tiếp của ngoại cảnh cũng được khuyên chọn MDF lõi xanh để kéo dài tuổi thọ. Ví dụ như tủ bếp, tủ kệ đựng đồ, bàn ghế gỗ công nghiệp ngoài ban công…
Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp cao cấp MDF
Cửa gỗ công nghiệp MDF phủ ván lạng cũng có cấu tạo 3 phần:
- Cánh cửa: làm từ cốt MDF phủ Veneer. MDF có độ dày trung bình từ 6 – 8mm. Quy trình ép Veneer nghiêm ngặt, đạt các tiêu chuẩn về môi trường, nhiệt độ, keo đặc chủng. Nhờ đó mà cánh cửa bền, đẹp, ít bị bong tróc sau một thời gian sử dụng. Bề mặt cánh cửa MDF sử dụng công nghệ phu PU sau đó sơn màu, tạo vân theo nhu cầu sử dụng. Nhờ đó, người dùng có thể linh hoạt lựa chọn theo con mắt thẩm mỹ và tổng thể phong cách thiết kế nội thất của ngôi nhà.
- Khung bao làm từ gỗ tự nhiên đã được xử lý chống mối mọt, tăng tuổi thọ sử dụng.
- Nẹp chỉ dùng để nẹp ở góc cánh cửa, cố định khuôn cửa. Giúp cho cửa gỗ công nghiệp giảm chống ồn chống thấm nước và cách nhiệt tốt hơn. Nẹp cửa MDF phủ Veneer có thể làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Màu sắc tương thích với cánh cửa và khung bao.
- Ngoài ra còn có các phụ kiện kim khí như tay nắm cửa, bản lề…
Ưu điểm cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer
Cửa gỗ công nghiệp MDF dán Veneer lõi xanh chống ẩm có khả năng chịu tác động của môi trường, khí hậu. Chống ẩm, chống mối mọt tốt, tuổi thọ bền bỉ.
Có thể linh hoạt lựa chọn màu sắc, đường vân theo ván lạng Veneer hoặc phủ sơn tùy thích.
Cửa làm từ cốt gỗ công nghiệp nên dễ dàng cắt theo khuôn, kích thước, tạo chi tiết, điểm nhấn. Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao của khách hàng.
Vật liệu luôn có sẵn với số lượng lớn, giá thành cửa MDF Veneer lại rẻ hơn gỗ tự nhiên. Phù hợp với điều kiện tài chính của đại đa số người dùng.
So với cửa gỗ HDF Veneer thì tất nhiên, cửa MDF Veneer có độ bền thấp hơn, khả năng chống ẩm kém hơn. Nhưng bù lại giá, thành cũng sẽ mềm hơn